Đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên

Đau nhức xương khớp, triệu chứng cực kỳ phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Đây hoàn toàn có thể là lời cảnh báo của cơ thể về một số bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa, thoát vị… Nếu chủ quan, không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí bại liệt do biến chứng. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng từ đó tìm cách chữa và phòng ngừa từ sớm là điều cấp thiết.

Bệnh xương khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi thập niên 2010 – 2020 là “Thập niên xương và khớp”, vì tính chất phổ biến và mức độ nguy hiểm của các bệnh cơ xương khớp. Khi người bệnh bị đau nhức xương khớp kéo dài, hãy coi chừng, bạn có thể đã mắc các bệnh như:

  • Viêm khớp: Là bệnh liên quan tới tình trạng mòn, rách sụn khớp hoặc đáp ứng miễn dịch quá mức. Có trên 100 loại viêm khớp như bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng, lao khớp…
  • Thoái hóa khớp: Là tình trạng lão hóa của sụn khớp và các tổ chức quanh xương khớp (cơ, dây chằng). Hiện tượng thoái hóa diễn ra mạnh nhất ở khu vực cột sống lưng, cổ, khớp gối.
  • Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ, chèn ép rễ thần kinh cột sống. Căn bệnh này có thể gây đau nhức từ vị trí cột sống cổ đến cột sống thắt lưng.
  • Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): Là bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn, gây dính và biến dạng khớp.
  • Loãng xương (xương xốp): Là sự rối loạn nội tiết theo lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến dễ bị gãy, nứt, rạn.
  • Teo cơ: Là sự giảm khối mô, cơ. Bệnh dễ so sánh nhất là khi tình trạng teo cơ xảy ra một bên ở mức độ trung bình hoặc nặng so sánh với bên không bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh cơ xương khớp

Theo chuyên khoa, nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp phổ biến là do:

  • Do vấn đề tuổi tác: Theo thời gian, các khớp xương bị mài mòn. Tình trạng lão hóa khiến chức năng cơ thể giảm, lượng máu đi nuôi vùng khớp giảm gây thiếu dưỡng chất.
  • Do dị dạng bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có cấu tạo dây chằng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng, lệch trục khớp… từ đó hoạt động đi lại trở nên khó khăn.
  • Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ từng mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, con cái sinh lý có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 – 4 lần so với người bình thường.
  • Do vận động: Người thường xuyên bê vác nặng, vận động sai cách, ngồi quá lâu hay đứng lâu khiến khớp xương phải chịu áp lực lớn, lâu ngày làm giảm chức năng.
  • Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở cột sống do kéo giãn dây thần kinh quá mức hoặc chỉ số axit uric trong cơ thể tăng cao dễ gây căng cứng, co rút gân cơ, đau cục bộ.
  • Bệnh theo giới tính: So với nam giới, nữ giới dễ mắc bệnh xương khớp hơn, nhất là ở người đang mang thai hoặc trong đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Do tổn thương xương: Người bị thừa cân, béo phì, gặp chấn thương do tai nạn, không khởi động kỹ trước khi tập luyện… lâu ngày khiến khớp xương phải chịu áp lực quá mức gây hư tổn
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Người bệnh ăn uống không đủ chất, ít vận động dẫn tới cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và canxi nuôi khớp xương.

Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay

Dấu hiệu bệnh lý cơ xương khớp có sự khác biệt ở từng giai đoạn. Khi mới chớm bệnh, người bệnh hầu như không cảm thấy biểu hiện gì, ngoài một số cơn đau nhẹ. Theo thời gian, các triệu chứng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng, bộc lộ rõ rệt như:

  • Cứng khớp về đêm hoặc sáng sớm, nhất là khi mới ngủ dậy
  • Vùng bị đau, viêm âm ỉ hoặc dữ dội, có khi nhói như điện giật
  • Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm đi khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau lan nhanh sang các bộ phận xung quanh, gây tê mỏi
  • Sưng, đỏ đau vùng khớp xương bị mòn, khô, cử động vướng víu
  • Chân tay tê bì, di chuyển không linh hoạt như người bình thường
  • Khí huyết lưu thông kém, rối loạn tuần hoàn não hoặc thiếu máu
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt

Bị bệnh xương khớp nên ăn gì, nên kiêng gì?

Theo chuyên khoa, sinh hoạt đóng vai trò then chốt trong điều trị đau nhức xương khớp và quá trình phục hồi, ngăn ngừa tái phát.

Chế độ ăn uống

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 từ cá hồi, cá thu, cá trích… giúp giảm đau, chống viêm
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau, củ, trái cây để cải thiện dịch khớp, bổ sung lượng vitamin C
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Kiêng đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, dầu mỡ, hạn chế đường, muối và nước ngọt
  • Tránh thực phẩm giàu axit oxalic và các loại đồ uống kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
  • Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ sinh hoạt

  • Hoạt động nhẹ nhàng vào buổi sáng, xoa bóp thường xuyên vùng xương khớp bị tổn thương
  • Kiên trì vận động trong thời gian dài thông qua các động tác phục hồi chức năng bình thường
  • Tránh mang vác vật nặng, ngồi lâu không thay đổi tư thế làm ảnh hưởng tới cột sống
  • Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức gây quá sức

Cách chữa bệnh lý cơ xương khớp nhanh và hiệu quả?

  • Điều trị bệnh lý về cơ xương khớp khó được điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ giảm đau, giúp khớp cử động dễ dàng hơn. Vì thế, việc phát hiện, chẩn đoán bệnh sớm là cần thiết.
  • Khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bệnh lý xương khớp, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm đặc hiệu (xét nghiệm máu, xét nghiệm yếu tố viêm, xét nghiệm miễn dịch) và chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang khớp, chụp MRI, siêu âm khớp hoặc xạ hình xương…)